Làm Cách Nào Để Đoạn Tận Khổ Đau-
|
How to Make An End to Suffering |
Hai loại sanh và diệt. Tối nay tôi xin giải thích về hai loại sanh và diệt. |
Two Types of Arising and Passing-Away Tonight I will explain you Two Types of Arising and Passing-Away |
Có hai loại sanh và diệt của các hành (udayabbaya ñāṇa):
|
There are two types of arising and passing-away (udayabbaya) of formations (savkhara): (1) causal arising and passing-away (paccayato udayabbaya), and (2) momentary arising and passing-away (khanato udayabbaya).
|
Sanh và diệt do nhân duyên được chia làm hai loại: sanh do duyên sanh và diệt do duyên diệt. Bởi sự sinh khởi của nhân mà năm uẩn sinh lên, đây là sự sanh do duyên sanh. Do bởi sự diệt tận không còn dư sót của nhân mà ngũ uẩn tận diệt hoàn toàn không còn dư sót. Đây là sự diệt do duyên diệt.
|
Causal arising and passing-away can be divided into two parts: causal arising and causal passing-away. Because of the arising of causes, the five clinging aggregates arise. This is causal arising. Because of the remainderless cessation of causes, the five clinging aggregates completely cease without remainder. This is the causal passing-away.
|
Ngũ thủ uẩn cũng chính là danh-sắc. Hai mươi tám loại sắc hình thành sắc uẩn. Thọ là thọ uẩn. Tưởng là tưởng uẩn. Tất cả các tâm sở còn lại là hành uẩn. |
The five clinging aggregates are the same as mentality-materiality. Twenty-eight types of materiality comprise the aggregate of materiality. Feeling is the aggregate of feeling. Perception is the aggregate of perception. The remaining mental concomitants comprise the aggregate of formations.
|
Sáu loại thức hình thành thức uẩn. Thọ, Tưởng, Hành, Thức là danh. Vậy ngũ uẩn thủ cũng chính là danh-sắc.
|
The six types of consciousness comprise the aggregate of consciousness. Feeling, perception, formations and consciousness are mentality. So the five clinging aggregates are the same as mentality-materiality.
|
Qúy vị nên phân biệt sự sanh do duyên sanh của danh-sắc hay ngũ thủ uẩn như thế nào? Đây là giai đoạn thứ hai của thiền Vipassanà được Đức Phật dạy trong Kinh Đại Niệm Xứ.
|
How should you discern the causal arising of mentality-materiality or the five clinging aggregates?
|
Qúy vị không nên nhảy cách khoảng giai đoạn trong phần thực hành của mình. Xin hãy một lần nữa lắng nghe những gì ở giai đoạn đầu. Qúy vị phải phân biệt sắc bên trong lẫn bên ngoài. Qúy vị phải phân biệt danh bên trong lẫn bên ngoài. Qúy vị phải phân biệt danh-sắc cùng nhau bên trong lẫn bên ngoài. Qúy vị phải phân định danh-sắc cả bên trong lẫn bên ngoài. Chỉ sau giai đọan này, quý vị mới tiến đến giai đọan thứ hai
|
You should not skip stages in your practice. Please listen to what is the first stage again: You must discern materiality internally and externally. You must discern mentality internally and externally. You must discern materiality and mentality together internally and externally. You must distinguish materiality and mentality internally and externally. Only after this can you proceed to the second stage.
|
Sự Sanh Do Duyên Sanh của Danh và Sắc.
|
The Causal Arising of Materiality and Mentality
|
Sau khi phân biệt danh-sắc bên trong và bên ngoài, quý vị nên trực nhận danh-sắc quá khứ gần nhất, như lúc liền ngay trước khi quý vị bắt đầu thời thiền tọa. Trước khi bắt đầu ngồi thiền, xin hãy cúng dường Đức Phật ngọn đèn cầy, hay nước và nguyện trở thành tỳ khưu trong tương lai.
|
After discerning materiality and mentality internally and externally, you should discern the nearest past materiality and mentality, for example, immediately before you began your sitting. Before sitting, please offer the Buddha candle light or water, wishing to become a bhikkhu in future life.
|
Sau khi ngồi xuống, xin hãy chú ý các tiến trình tâm khởi lên lúc nãy khi cúng dường cho Đức Phật và nguyện ước được làm tỳ kheo.
|
After you begin your sitting, please notice the mental processes while offering and wishing for bhikkhu life.
|
Đây chính là các danh pháp gần nhất. Chúng là nghiệp luân (kamma-vatta) và phiền não luân (kilesa-vatta).
|
These are nearest mentalities. They are kamma-round (kamma-vatta) and defilement-round (kilesa-vatta).
|
Chúng khởi sinh tùy thuộc vào các căn tương ứng của chúng, chính là các sắc pháp. Qúy vị phải phân biệt danh và sắc quá khứ gần nhất như thể qúy vị đang phân biệt danh-sắc bên ngoài. Sau khi phân biệt danh-sắc quá khứ gần nhất, qúy vị nên từ từ phân biệt ngược dần lui quá khứ, cho đến sát-na tâm tái sanh (patisandhi), tức là sát-na đầu tiên của đời sống hiện tại.
|
They arise depending on their respective bases, which are materialities. You must discern both the past materiality and mentality as if you were discerning external materiality and mentality. After discerning the nearest past materiality and mentality, you should slowly discern backwards to further past time, up to the rebirth-linking moment (patisandhi), the first moment of your present life.
|
Nếu có thể phân biệt danh-sắc vào lúc tái sanh, quý vị nên phân biệt ngược dần về danh-sắc trong đời trước. Nếu trực nhận theo này, quý vị có thể sẽ trực nhận được danh-sắc của tâm tái sanh (patisandhi) của đời trước. Lúc ấy, một trong ba ấn tướng thường xuuất hiện trong ý căn của quý vị. Ba ấn tướng đó là : nghiệp (kamma), nghiệp tướng (kamma nimitta), và thú tướng (gati nimitta) là cảnh giới nơi quý vị sẽ tái sanh.
|
If you are able to discern materiality and mentality at the rebirth-linking moment, you should discern further backwards to materiality and mentality in your past life. If you discern in this way, you may discern materiality and mentality at near-death moments of your past life. At that time one of the three signs usually appeared in your mind door (manodvara). The three signs are kamma, the sign of kamma (kamma nimitta) and the sign of the destination where you will be reborn (gati nimitta).
|
Tôi sẽ cố gắng giải thích điều này bằng một trường hợp. Một hành giả phân biệt danh-sắc của cận tử tâm trong đời trước. Vị ấy thấy nghiệp tướng đó là một người nam đang cúng dường ngọn đèn cầy đến một tượng Phật. Sau khi thấy nghiệp tướng ấy, hành giả này tiếp tục phân biệt danh-sắc của hình ảnh người nam đang cúng dường đèn cầy ấy.
|
I will try to explain this with an example. A meditator discerned materiality and mentality at near-death moments in his past life. He saw a kamma nimitta that a man was offering candlelight to a Buddha image. After seeing the sign he discerned the materiality and mentality of the image of the man who was offering candlelight.
|
Hành giả này phân biệt bằng cách nào? Vị ấy phân biệt tứ đại trong hình ảnh người nam ấy một cách có hệ thống. Vị ấy thấy các tổng hợp sắc và tiếp tục phân tích các tổng hợp sắc đó để thấy sắc chân đế. Kế đó, vị ấy chủ yếu phân biệt năm mươi bốn lọai sắc nơi trái tim và chú ý đến sắc ý căn (heart-base), bởi vì mọi tâm của ý căn sinh khởi dựa vào sắc ý căn. Khi làm như vậy, hành giả ấy thấy được ý căn, Bhavanga, một cách rõ ràng. Nhiều đối tượng khác nhau xuất hiện nơi ý căn (Bhavanga). Hành giả ấy trực nhận ý căn lui tới và lặp đi, lặp lại. Tại sao? Vì giữa các tâm hữu phần (cũng được gọi là Bhavanga), thường có các tiến trình tâm xảy ra. Khi hành giả trực nhận các Bhavanga ấy, vị ấy có thể dễ dàng phân biệt các tiến trình tâm ấy. Vị ấy thấy rằng khi người nam kia cúng dường ngọn đèn cầy đến tượng Phật, người ấy nguyện trở thành một vị tỳ khưu Pháp hành trong đời sau.
|
How did he discern? He discerned the four elements in that image systematically. He saw kalapas and then analysed those kalapas to see ultimate materiality. Then he discerned mainly the fifty-four types of materiality in the heart, and then emphasised the heart-base because every mind door consciousness arises dependent upon heart-base. When he did so he saw bhavavga, the mind-door, clearly. Different objects appeared in bhavavga. He discerned bhavavga forwards and backwards again and again. Why? Between bhavavgas cognitive-processes usually occur. When he discerned those bhavavgas he could easily discern those cognitive-processes. He found that when he was offering candlelight to The Buddha image, he wished to become a meditator bhikkhu in the next life.
|
Tâm đang cúng dường sinh khởi theo chuỗi các lộ trình tâm qua ý căn. Mỗi lộ trình tâm này bao gồm một ý căn hướng tâm (manodvārāvajjana)và bảy tốc hành tâm (javana). Trong ý căn hướng tâm có mười hai tâm hành. Chúng là: tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn, tác ý, tầm, tứ, thắng giải và tấn. Trong mỗi tốc hành tâm này có ba mươi tư tâm hành. Chúng là: tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn, tác ý, tầm, tứ, thắng giải, tấn, hỷ, dục, tín, niệm, tàm, qúy, vô tham, vô sân, Xả trung tánh, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thận, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, tuệ quyền.
|
The mind making the offering arose as mind-door cognitive-processes. Each cognitive-process consisted of a mind-door adverting consciousness (manodvaravajjana) and seven impulsions (javana). In the mind-door adverting consciousness there were twelve mental formations. They are consciousness, contact, feeling, perception, volition, one-pointedness, life faculty, attention, applied thought, sustained thought, decision and energy. In each impulsion there were thirty-four mental formations. They are consciousness, contact, feeling, perception, volition, one-pointedness, life faculty, attention, applied thought, sustained thought, decision, energy, joy, desire, faith, mindfulness, shame of wrongdoing, fear of wrongdoing, non-greed, non-hatred, neutrality of mind, tranquility of mental body, tranquility of consciousness, lightness of mental body, lightness of consciousness, malleability of mental body, malleability of consciousness, wieldiness of mental body, wieldiness of consciousness, proficiency of mental body, proficiency of consciousness, rectitude of mental body, rectitude of consciousness, and wisdom faculty.
|
Ba mươi tư tâm hành này được gọi là hành (sankhāra). Trong số ba mươi tư tâm hành này, tư là nổi trội nhất (predominant). Tư là nghiệp. Ngay khi vừa khởi sanh, các tâm hành ấy liền mất ngay bởi chúng là vô thường. Nhưng chúng để lại nghiệp lực trong tiến trình danh-sắc của người ấy. Trong phần Nghiệp Duyên (Kammapaccaya) của Duyên Hệ (Patthana), nghiệp lực được gọi là nghiệp.
|
Those thirty-four mental formations are called volitional formations (savkhara). Of the thirty-four mental formations, volition was predominant. The volition was kamma. As soon as those volitional formations arose they passed away because they were impermanent. But they left behind the force of kamma in his mentality-materiality process. In the Kammapaccaya Section of the Patthana, the force of kamma is called kamma.
|
Tiếp theo hành giả ấy trực nhận cái tâm chú nguyện muốn trở thành tỳ kheo pháp hành của người nam ấy. Nó cũng khởi sinh thành một lộ trình tâm qua ý căn. Mỗi lộ trình tâm ý căn cũng gồm một ý căn hướng tâm và bảy tốc hành tâm. Ý căn hướng tâm cũng bao gồm mười hai tâm hành như đã nêu trên. Trong tốc hành tâm, có hai mươi tâm hành.
|
Then he discerned the mind making the wish to become a meditator bhikkhu. It also arose as a mind-door cognitive-process. Each cognitive-process consisted of a mind-door adverting consciousness (manodvaravajjana) and seven impulsions (javana). In the mind-door adverting consciousness there were twelve mental formations as mentioned above. In each impulsion there were twenty mental formations.
|
Chúng là: tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn, tác ý, tầm, tứ, thắng giải, tấn, hỷ, dục, si, vô tàm, vô qúy, trạo cử, tham và tà kiến. Trong số hai mươi tâm hành này, vô minh, tham, thủ là nổi trội.
|
They are consciousness, contact, feeling, perception, volition, one-pointedness, life faculty, attention, applied thought, sustained thought, decision, energy, joy, desire, delusion, lack of moral shame, lack of moral fear, restlessness, greed and wrong view. Of the twenty mental formations ignorance (avijja), craving (tanha), clinging (upadana) are predominant.
|
Vô minh là gì? Theo giáo lý của Đức Phật, thân tâm của chúng ta chỉ là sắc chân đế và danh chân đế. Nếu chúng ta biết rõ chúng là danh và sắc, cái thấy này là đúng. Đấy là Tuệ Gíac, là Chánh Kiến. Nhưng nếu thấy chúng như là đàn ông, đàn bà, vị tỳ khưu, hay tỳ khưu ni, cái thấy này là sai.
|
What is ignorance? According to The Buddha’s teaching, our body and mind are only ultimate materiality and mentality. If we know them as materiality and mentality, it is correct. This is insight knowledge, Right View (samma-ditthi). But if we see them as a man, woman, bhikkhu, or bhikkhuni, this is wrong.
|
Không những thấy tỳ khưu, tỳ khưu ni mà nếu thấy 'đây là chồng tôi đây là vợ tôi, đây là con trai tôi '. Những cái thấy này là vô minh.
|
Not only the bhikkhu, bhikkhuni but also ' this is my husband, and this is my wife and this is my son' These are ignorance.
|
Điều này được gọi là vô minh hay sự si mê.
|
This is called ignorance or delusion. Depending on the ignorance, he wished to become a meditator bhikkhu; this is craving. He clung to that meditator bhikkhu’s life; this is clinging. Ignorance, craving and clinging are called the defilement round (kilesavatta), the defilements that produce the round of rebirths.
|
Tổng cộng, có năm nhân quá khứ: vô minh, tham ái, thủ, hành và nghiệp.
|
Altogether there were five past causes, ignorance (avijja), craving (tanha), clinging (upadana), volitional formations (savkhara) and kamma.
|
Tiếp đến hành giả ấy trực nhận năm uẩn của tâm tái sinh trong đời hiện tại của mình. Vào lúc ấy, có ba mươi loại sắc. Chúng sanh lên như ba lọai tổng hợp sắc, đó là thân-thập-sắc, tánh-thập-sắc và đoàn-tâm (hay tổng hợp mười sắc thuộc trái tim). Trong mỗi loại tổng hợp sắc, có mười loại sắc.
|
Then he discerned the five aggregates at the rebirth-linking moment (patisandhi) in his present life. At that moment, there were thirty types of materiality. They arose as three types of kalapas, namely, the body-decad kalapa, sex-decad kalapa and heart-decad kalapa. In each type of kalapa there were ten types of materiality.
|
Rồi hành giả ấy trực nhận lui tới giữa ba mươi loại sắc này và năm nhân quá khứ, vô minh, tham ái, thủ, hành và nghiệp. Vị ấy chú tâm vào nghiệp lực để kiểm tra xem nó có tạo ra ba mươi sắc kia hay không? Vị ấy kiểm tra đi kiểm tra lại và có thể thấy được đúng nó tạo ra. Đây là trường hợp của một hành giả.
|
Then he discerned back and forth between those thirty types of materiality and the five past causes, ignorance, craving, clinging, volitional formations and kamma. He paid special emphasis on the force of kamma to check whether it produced those thirty types of materiality. He checked this again and again, and was able to see that it did. This is the example of a meditator.
|
Nếu thực hành theo cách này, qúy vị có thể dễ dàng hiểu nghiệp lực tích lũy trong đời trước của qúy vị đã tạo ra sắc uẩn ở sát-na tâm tái sanh. Như thế nào? Lúc này qúy vị nên đã hiểu rõ làm cách nào mà các tâm sinh khởi nương nơi sắc ý căn, sản sinh ra các sắc do tâm sanh, và nên đã hiểu rõ quan hệ nhân quả của chúng. Theo cách tương tự, có mối quan hệ nhân quả giữa nghiệp lực và sắc do nghiệp sanh. Nếu thấy được mối quan hệ này, qúy vị nên trực nhận rằng do có sự sinh khởi của vô minh, tham ái, thủ, hành và nghiệp mà sắc đã khởi sinh ở sát-na tâm tái sanh hay còn gọi là kiết sanh thức.
|
If you practise in this way you can easily understand that the force of kamma accumulated in your past life produced the materiality aggregate at your rebirth-linking moment. How? At that time you should have already understood how does the consciousness arising dependent on the heart-base produces mind-produced materiality, and have already known their causal relationship. In the same way, there is a causal relationship between the force of kamma and kamma-produced materiality. If you see the causal relationship, you should discern that because of the arising of ignorance, craving, clinging, volitional formations and kamma, materiality arose at the rebirth-linking moment.
|
Kế đến, quý vị cũng nên phân biệt mối quan hệ nhân quả giữa nghiệp lực trong đời trước và danh của đời hiện tại của mình ở sát-na tâm tái sinh. Tiếp đến quý vị nên trực nhận mối quan hệ nhân quả giữa nghiệp lực và các uẩn kết quả trong suốt đời sống hiện tại của mình. Đặc biệt quý vị nên chú tâm đến các lộ trình tâm qua sáu căn của mình. Qúy vị nên trực nhận rằng do có sự khởi sinh của vô minh, tham ái, thủ, hành và nghiệp lực mà sắc uẩn sinh khởi. Vô minh, tham ái, thủ, hành, nghiệp lực là các nhân và sắc uẩn là quả. Đây là phần phân biệt sự sinh khởi các hành theo duyên. Tuệ giác trực nhận điều này được gọi là Duyên Xác Định Trí (paccaya pariggaha ñāṇa).
|
Then you should also discern the causal relationship between the force of kamma in your past life and the present life mentality at the rebirth-linking moment. Then you should discern the causal relationship between the force of kamma and the resultant aggregates throughout your present life. Especially you should emphasize the six door cognitive-processes (citta-vithi). You discern that because of the arising of ignorance, craving, clinging, volitional formations and kamma the aggregate of materiality arises. Ignorance, craving, clinging, volitional formations and kamma are the causes, and the aggregate of materiality is the effect. This is the discernment of causal arising of formations. The insight discerning this is the Knowledge of Discerning Cause and Condition (paccaya-pariggaha-bana).
|
Tôi xin kết thúc thời pháp tại đây. Tôi đã giải thích Làm thế nào để trực nhận đời sống trước.
|
I would like to stop my dhammatalk here. I already enplained about how to discern the past life.
|